Sự thật đằng sau lý giải về sự biến dạng của đập Tam Hiệp: Dân Trung Quốc đã bị “dắt mũi”?
Những chuyên gia môi trường về vấn đề Đập Tam Hiệp cho rằng luận điểm “biến dạng thuộc trạng thái co giãn” để lý giải về vết nứt của con đập lớn nhất hành tinh đến từ cơ quan chức năng Trung Quốc là không đúng bản chất và khiến người dân thiếu nhận thức về tình trạng nguy hiểm hiện tại.
Vào ngày 1/7/2019, một học giả kinh tế độc lập người Hoa là ông Lãnh Sơn đã đăng tải hình ảnh biến dạng của đập Tam Hiệp ở Trung Quốc. Hình ảnh này được ghép từ các hình ảnh chụp từ Google Maps. Học giả này cũng bày tỏ sự quan ngại về việc vỡ đập, nhấn chìm một nửa Trung Quốc trong nước.
Tuy nhiên, bức ảnh này sau đó đã bị các chuyên gia chỉ ra là không chính xác do việc sai lệch khi ghép các hình ảnh chụp từ Google Maps.
Đập Tam Hiệp biến dạng là do “vấn đề trạng thái co giãn”
Như một cách để trấn an dư luận, tờ The Beijing News (Thông tin Bắc Kinh) đã chia sẻ những ý kiến chuyên gia và thừa nhận việc Tam Hiệp bị biến dạng, đồng thời cho rằng đây là “vấn đề trạng thái co giãn”. Nhiều tờ báo khác cũng cho rằng “con đập này vận hành đáng tin cậy và an toàn”; Công ty Tam Hiệp thanh minh “mặt nước đập di chuyển” chưa đến 3 centimet…
Những thông tin này có thể trấn an được dư luận nhưng chưa thể làm hài lòng giới chuyên gia. Một nguồn tin đã dẫn lời một kỹ sư của công trình Tam Hiệp cho biết, vấn đề về chất lượng của đập Tam Hiệp luôn hiện hữu, bao gồm các vết nứt và bê tông xây dựng không hợp tiêu chuẩn. Vậy thì tình trạng biến dạng của đập Tam Hiệp thật sự là như thế nào. Tại sao con đập này lại luôn gây ra tranh cãi?
Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo) là chuyên gia môi trường về vấn đề Đập Tam Hiệp cho hay ông không cần quan sát hình ảnh cũng biết rằng đập Tam Hiệp đang bị biến dạng vì công trình này có trọng lực lớn, hàng chục lớp xi măng trải trên nền đá, con đập giữ được ổn định nhờ trọng lực của nó, do đó chắc chắn sẽ xảy ra vấn đề dịch chuyển vị trí.
Theo nhận định của ông, nếu đập Tam Hiệp vỡ sẽ l xảy ra thảm họa nghiêm trọng. Ông không đồng ý về nhận định “không thể xảy ra hậu quả mang tính chất thảm họa” vì cho rằng điều này chỉ đúng với điều kiện đập Tam Hiệp không hề có nước
Lý giải “biến dạng mang tính co giãn” là không khoa học?
Bà Hoàng Tiêu Lộ (Huang Xiaolu) là Giám đốc Quỹ nghiên cứu Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli) cho hay không thể đưa ra kết luận khi chỉ dựa vào bức ảnh do cơ quan chức năng Trung Quốc. Theo đó, hai bức ảnh được chụp khác nhau về thời điểm, không tương đầu về luồng không khí. Đáng nói là những yếu tố này không thể sử dụng hình ảnh để đối chiếu.
Điều quan trọng là bất kể có bị biến dạng hay không, vấn đề của đập Tam Hiệp sớm muộn sẽ xảy ra.
Bà Hoàng Tiêu Lộ cho rằng lý giải “biến dạng mang tính co giãn” của cơ quan chức năng Trung Quốc chưa phải là lời giải thích khoa học.
Về quan điểm “tính co dãn” mà chính quyền Trung Ương đã nhận định, Ông Vương Duy Lạc đã lấy ra một vòng thép và ví von là bê tông cốt thép của đập Tam Hiệp, ông dùng lực ép xuống làm vòng thép biến dạng, giải thích cho khán giả rằng biến dạng là liên tục, và rồi trở lại hình dạng ban đầu, đó gọi là biến dạng có tính co giãn.
Ông nhấn mạnh đập Tam Hiệp không phải là một khối bê tông cốt thép mà là hàng chục “vòng thép”, mối liên kết giữa các “vòng thép” này không liền mạch, như vậy liệu biến dạng mang tính co giãn của “vòng thép” có thể liên tục, không bị ngắt quãng? Biến dạng của khối đập Tam Hiệp là biến dạng co giãn nhưng biến dạng về tổng thể của cả đập Tam Hiệp không phải biến dạng co giãn. Theo ý kiến của Ông Vương Duy Lạc, đập Tam Hiệp được xây dựng theo thiết kế ban đầu, bê tông cốt thép không thể bị nén quá chặt. Theo kế hoạch của những người xây dựng, đến khi chìm dưới nước, các khối bê tông sẽ ngày càng chặt hơn. Nhưng như ông Hoàng Vạn Lý đã chỉ ra, tình hình địa chất ở đó rất kém, ở đây chỉ có khu duy nhất tìm thấy có lớp đá hoa cương là khu Tam Đẩu Bình (Sandouping).
Tuy nhiên, dù lớp đáy là cứng thì cũng không có nghĩa là an toàn. Dễ thấy trong dữ liệu dịch chuyển mà Công ty Tam Hiệp công bố chỉ có góc độ nước, bỏ qua vấn đề nước rò rỉ. Thực tế là có nước rò rỉ tại khu xưởng nhà máy điện nằm bên dưới và bên bờ phải đập Tam Hiệp. Nếu có nước rò rỉ sẽ gây bào mòn dần dần, khiến con đập ngày càng mất ổn định.
Việc liệu đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ hay không vẫn đang là một vấn đề được tranh cãi. Tuy nhiên, những thiệt hại mà con đập lớn nhất hành tinh gây ra cho hệ sinh thái, môi trường cũng như xã hội là không thể bàn cãi. Chưa nói đến đại thảm họa xảy ra nếu như đập Tam hiệp vỡ thì hàng triệu người dân Trung Quốc đang chịu những hậu quả nghiêm trọng khi sống quanh khu vực của con đập thủy điện này.
Nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/congnghe/182-220-5-su-that-dang-sau-ly-giai-ve-su-bien-dang-cua-dap-tam-hiep-dan-trung-quoc-da-bi-dat-mui-ylt504664.html