Nghệ An “cấp tốc” kiểm tra việc chấp hành trật tư giao thông đường thuỷ nội địa

0

Hàng nghìn trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa. Nhiều tổ chức, cá nhân ngang nhiên “xé rào” quy định để hoạt động trái phép…

Trước tình trạng này, mới đây UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để chấn chỉnh, lập lại trật tự an toàn giao thông đường thuỷ, tăng cường công tác quản lý nhà nước và giao trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu nếu để xảy ra sai phạm.

Nhan nhản vi phạm

Qua thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 05 năm (2016-2021), cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đã phát hiện hơn 2.350 trường hợp, phạt tiền 1.999 trường hợp vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước số tiền trên 4,1 tỷ đồng.

Cũng trong thời gian này, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh đã tổ chức 3.323 ca tuần tra, kiểm soát với trên 10.442 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia; phát hiện hơn 2.350 trường hợp vi phạm; phạt tiền 1.999 trường hợp vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước số tiền trên 4,1 tỷ đồng; nhắc nhở, cảnh cáo gần 349 trường hợp.

Lực lượng chức năng cũng đã tiến hành đình chỉ hoạt động đối với 55 bến thủy nội địa và trên 250 phương tiện thủy không đủ điều kiện hoạt động theo quy định. Phát hiện, bắt giữ hơn 287 vụ việc khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh cát, sỏi trái phép trên các tuyến đường thủy nội địa, xử phạt vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách nhà nước số tiền trên 3 tỷ đồng.

Riêng ngành thanh tra giao thông tỉnh Nghệ An cũng đã tiến hành tham mưu cho cấp có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động trên 39 bến thủy nội địa và trên 300 phương tiện thủy không đủ điều kiện hoạt động theo quy định.

Tuy nhiên, tình hình vi phạm TTATGT đường thủy trong thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép; lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng gây cản trở giao thông; người điều khiển phương tiện đường thủy không có hoặc thực hiện không đầy đủ phương án bảo đảm an toàn giao thông; phương tiện khai thác, vận chuyển cát sỏi không có đăng ký, đăng kiểm, chở quá vạch mơn nước an toàn…

Tình trạng khai thác cát, sỏi gây mất an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trên địa bàn Nghệ An thời gian qua luôn được dư luận quan tâm và cho rằng cần được đặt ở trạng thái “báo động” nếu cơ quan chức năng lẫn chính quyền địa phương không có giải pháp kịp thời thì hệ luỵ sẽ khó có thể lường trước hết được

Thậm chí, nhiều mỏ cát mỏ cát ở Nghệ An còn ngang nhiên “phá nát” quy định cho phép để khai thác vượt công suất cho phép tới tới hơn 200%. Cụ thể, đầu năm 2023, khi tiến hành thanh kiểm tra, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An liên tục phát hiện hàng loạt các doanh nghiệp, hợp tác xã…trên địa bàn huyện Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn đã có hành vi khai thác cát, sỏi trên khu vực sông Lam chảy qua địa phận vượt công suất so với mức quy định cho phép từ 20% đến trên 200%. Và, với những hành vi này, nhiều đơn vị đã bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng cùng với nhiều biện pháp yêu cầu khắc phục.

Đơn cử, chỉ trong trong 2 năm (2020,2021), Công ty cổ phần Khai thác cát, sạn và Vận tải Thanh Chương đã khai thác cát vượt mức cho phép trên 200% gồm: năm 2020 khai thác vượt công suất 211,2% và năm 2021 khai thác vượt công suất 208,6% trên khu vực sông Lam chảy qua địa phận huyện Thanh Chương. Với hành vi này, doanh nghiệp bị sau đó cũng đã bị xử phạt 900 triệu đồng và đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản 5,5 tháng…

“Cấp tốc” thanh kiểm tra

Để chấn chỉnh tình trạng nói trên, vào ngày 29/05/2023, ông Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ký Quyết định số 1502 thành lập đoàn liên ngành kiểm tra việc chấp hành hoạt động vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa và hoạt động phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước trên địa bàn.

Đoàn kiểm tra liên ngành do ông Nguyễn Văn Hải – Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Nghệ An làm trưởng đoàn sẽ tiến hành kiểm tra trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định trên địa bàn các huyện, thị, thành phố gồm: Vinh, Cửa Lò, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Thanh Chương, Con Cuông…

Thời gian tới, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở GTVT đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, hồ sơ thủ tục công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm được giao đối với từng cá nhân, tổ chức và địa phương liên quan

Theo đó, đoàn kiểm tra liên ngành có nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh Nghệ An chấn chỉnh đối với hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa và phương tiện tham gia giao thông đối với hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước…

Trước đó, vào ngày 14/3/2023, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành Công văn số 1713/UBND-NC yêu cầu Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã về việc tăng cường quản lý hoạt động bến thủy nội địa đồng thời phải xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

Cùng với đó, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở GTVT đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, hồ sơ thủ tục công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm được giao. Lập danh bạ luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương, cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý, bến khách ngang sông trên địa bàn địa phương, báo cáo UBND cấp tỉnh và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam theo quy định.

Bên cạnh đó, chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định về hoạt động đường thủy nội địa thuộc phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Kiểm tra điều kiện an toàn đối với cảng, bến thủy nội địa, luồng, báo hiệu và các công trình khác có liên quan trong phạm vi bến thuỷ nội địa; kiểm tra đăng ký, đăng kiểm của phương tiện thủy; bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và người lái phương tiện…

Tuy nhiên, để tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong thời gian tới, ngoài trách nhiệm của các ngành chức năng thì vai trò của đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa tại tỉnh Nghệ An để kiểm tra, hướng dẫn, làm thủ tục, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với phương tiện, cảng, bến và phòng chống bão, lũ, tìm kiếm cứu nạn theo Luật Giao thông đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật hiện hành cần được nâng cao hơn nữa.

Bên cạnh đó, công tác hướng dẫn cụ thể để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đăng kiểm phương tiện đường thủy nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ phương tiện được đăng kiểm theo quy định…cũng cần phải được kịp thời, hiệu quả.

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An có 13 tuyến sông, kênh chính phân bố đồng đều trên toàn bộ diện tích tự nhiên của địa phương với tổng chiều dài 907,6 km. Trong đó, đã đưa vào quản lý 262,6Km, gồm 04 tuyến đường sông Trung ương (chiều dài 217,1Km); 04 tuyến sôn địa phương (dài 45,5Km), kênh Âu Vòm Cóc (Km0+00 – Km2+100 đoạn nối sông Lam tránh Ba ra Đô Lương) và kênh Nam Đàn (Km0+00 – Km24+00 từ Ngã ba cầu Đước – Ba ra Nam Đàn.

Trên các tuyến sông Nghệ An hiện có 92 bến (trong đó có 75 bến hàng hóa, 17 bến hành khách) chủ yếu là bến tự nhiên, tập trung chủ yếu dọc sông Lam đoạn từ Cửa Hội đến Con Cuông. Các bến thượng lưu cầu Bến Thuỷ, Cửa Tiền, Nam Đàn, Dùng, Chợ Sỏi, bến khu vực sông Hoàng Mai… Chủ yếu phục vụ bốc xếp, vận tải hàng hoá cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ nội tỉnh, bao gồm các loại vật liệu xây dựng như cát, đá, sỏi, hàng bách hoá tiêu dùng, hàng nông lâm sản, hải sản và các loại hàng hoá khác…

Theo Ngọc Thái

Nguồn https://diendandoanhnghiep.vn/nghe-an-cap-toc-kiem-tra-viec-chap-hanh-trat-tu-giao-thong-duong-thuy-noi-dia-245757.html