Không phải Hoàng hậu hay Phi tần, Hoàng đế lần đầu làm ‘chuyện ấy’ với ai?

0

Nhiều người nghĩ rằng “lần đầu tiên” Hoàng đế sẽ dành cho Hoàng hậu hoặc các Phi tần, nhưng sự thật thì không phải vậy.

Thời Trung Quốc xưa, hầu hết các Hoàng đế thường lên ngôi khi hơn 10 tuổi – độ tuổi chưa đến giai đoạn dậy thì nhưng họ đã phải tính đến chuyện hôn nhân, lấy vợ, nạp thê thiếp,…

Nhiều người nghĩ rằng, “lần đầu tiên” của Hoàng đế ắt hẳn phải ở bên Hoàng hậu hoặc các phi tần, song thực tế lại không phải vậy.

Hầu hết các Hoàng tử sau khi sinh ra đều có bảo mẫu chăm sóc. Nguyên nhân đơn giản là do các phi tần sinh xong đều lao vào “cuộc chiến” giữ dáng, họ không có nhiều thời gian chăm sóc cho Hoàng tử.

Hình minh họa.

Những bảo mẫu chăm sóc ngày đêm cho Hoàng tử có độ tuổi từ 15 đến 20 tuổi. Ngoại hình phải ưa nhìn, khỏe mạnh. Là người thân cận bên Hoàng tử từ nhỏ, được tiếp xúc hàng ngày nên những bảo mẫu này dễ trở thành người đầu tiên “khai sáng”, truyền thụ lại kinh nghiệm phòng the cho Hoàng tử.

Số phận của những bảo mẫu này khá hẩm hiu. Về sau những người không được phong tước nào do thân phận quá thấp chỉ có thể tiếp tục làm bảo mẫu cho Hoàng đế suốt đời. Nhưng cũng có số ít bảo mẫu may mắn được Hoàng đế “chấm”, sủng ái và cho một danh phận rõ ràng, thậm chí phong là thiếp của Hoàng đế.

Ngoài ra, đối tượng thứ 2 dễ được Hoàng đế trao “lần đầu tiên” là cung nữ phụ trách việc giáo dục chuyện “giường chiếu” cho Hoàng đế. Thời nhà Thanh, có 8 cung nữ được tuyển chọn để trở thành người dạy  Hoàng đế lý thuyết tình dục và truyền thụ kiến thức thực tiễn chuyện “giường chiếu” cho Hoàng đế hàng ngày.

Hình minh họa.

Những nữ quan này phải xinh đẹp, tính tình đoan chính, để có thể giúp Hoàng đế tìm hiểu và làm quen những kiến thức tâm sinh lý một cách “chuyên nghiệp” mà không ngại ngùng.  Vốn có ngoại hình nổi bật cùng tính cách dịu dàng, một số nữ quan thường xuyên ở cạnh tiếp xúc với Hoàng đế nên dễ dàng nảy sinh tình cảm. Nhờ con đường đó, họ sẽ một bước lên cao và trở thành phi tử được vua yêu thương.

Tuy nhiên, cũng có những nữ quan tương đối bằng lòng với cuộc sống không tranh đấu trở thành phi của Hoàng đế. Họ vẫn được ban lương, rời cung trở về quê hương, sau đó kết hôn, sinh con đẻ cái, sống một cuộc đời đơn giản, kết cục của những người này thường tốt hơn những người thích tranh đấu chốn hậu cung.

Theo Quỳnh Trang

https://saostar.vn/the-gioi/khong-phai-hoang-hau-hay-phi-tan-hoang-de-lan-dau-lam-chuyen-ay-voi-ai-202205181123193278.html