Nghệ An: Nhiều dự án chậm, “đắp chiếu”, lãng phí nguồn lực

300

Tại phiên thảo luận tổ chiều ngày 5-7, Kỳ họp thứ 14 khóa XVIII, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 – 2026, nhiều đại biểu đã đưa ra ý kiến về các dự án chậm tiến độ, “đắp chiếu”, lãng phí tài nguyên, nguồn lực rất lớn của tỉnh.

Ông Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại buổi thảo luận.

Đại biểu Nguyễn Công Văn, huyện Nghi Lộc phát biểu, trong quản lý giám sát điều hành kinh tế, Nghệ An có nhiều dự án đầu tư không hiệu quả, chậm triển khai, gây lãng phí tài nguyên và nguồn lực của tỉnh.

“Vừa qua, chúng tôi theo dõi HĐND có chuyên đề về chương trình giám sát các dự án chậm tiến độ. UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành cũng có một số giải pháp nhưng các dự án chậm triển khai, chậm tiến độ, thậm chí có những dự án kéo dài hàng chục năm rất nhiều, đắp chiều, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực của tỉnh nhà. Đơn cử về việc triển khai các dự án nhà máy nước. Theo só liệu thống kê, hiện nay tỉnh Nghệ An có 14 dự án nhà máy nước đắp chiếu, trong khi đã đầu tư 318 tỷ đồng. Với tỉnh nghèo mà nguồn lực bị lãng phí như thế này thì cần phải suy nghĩ” – đại biểu Nguyễn Công Văn nhấn mạnh.

Cũng theo tại biểu Văn, nhiều cử tri tâm huyết gửi gắm, phản ánh với HĐNĐ về xử lý các dự án treo, mục đích chiếm dụng đất, chuyển đổi lòng vòng, thu lời chênh lệch chứ không triển khai. Nếu tỉnh Nghệ An quyết liệt khai thác được các dự án này hoạt động thì nguồn thu sẽ cao, công ăn việc làm của nhân dân nhiều hơn, đời sống nhân dân tốt hơn.

Huyện Nghi Lộc là địa bàn kinh tế trọng điểm của tỉnh, chịu rất nhiều áp lực nhất là trong việc giải phóng mặt bằng. Cụ thể, dự án WHA mở rộng 354ha, khu vực Vissai mở rộng, đường cao tốc, đường ven biển. Đặc biệt, áp lực nhất là vấn đề ảnh hưởng môi trường sinh thái của một số dự án.

Đại biểu Văn tha thiết đề nghị tỉnh, BQL khu KKT đông nam cần triển khai gấp dự án mương thoát nước ở khu kinh tế WHA mở rộng và hệ thống kênh thoát nước đường N5 và KCN Nam Cấm sát địa bàn xã Nghi Xá.

Đại biểu Hồ Sỹ Nguyệt – huyện Quỳnh Lưu cho rằng, tỉnh cần có chính sách để thu hút, ưu đãi, mời gọi các nhà đầu tư các dự án phục vụ cho sinh hoạt, môi trường sống của người dân như nhà máy xử lý rác thải, các dự án này khó kêu gọi. Các dự án nhà máy cung ứng nước sạch phục vụ nhân dân, nâng mức thu phí rác thải sinh hoạt hộ gia đình phù hợp với giai đoạn hiện nay.

Còn đại biểu Nguyễn Hồng Sơn – huyện Nam Đàn cho rằng, việc thực hiện các dự án chậm nguyên nhân chính là giải phóng mặt bằng (GPMB). Cụ thể như dự án Bara 2 xây dựng lâu rồi, còn 2 hợp phần chưa triển khai là lan can bảo vệ và đường 2 bên, thuộc phần vốn tỉnh đối ứng. Đại biểu Sơn đề nghị tỉnh bố trí vốn làm lan can đảm bảo an toàn cho người dân sinh hoạt.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Hồng Sơn cũng kiến nghị đề xuất GPMB các dự án khó khăn. Đơn vị tư vấn nơi đi muốn hạ thấp xuống, nơi đến muốn nâng cao. Đến nơi ở mới tốt đẹp hơn, tiền GPMT nơi đi và nơi đến phải cân bằng, đi ít tiền, không đủ nộp tiền đất ở nơi tái định cư.

Đặc biệt, dự án Plaza ngay trung tâm huyện Nam Đàn triển khai từ 2011 đến giờ, Ngân hàng đại dương đầu tư nhưng chưa có văn bản pháp lý, chưa giao đất, cử tri nhiều nhiệm kỳ đề xuất, huyện cũng đã đề xuất 2-3 nhiệm kỳ. Tuy nhiên, hiện đang liên quan đến vụ án. Đề nghị các sở ban ngành cấp tỉnh làm việc với trung ương tháo gỡ, dự án sẽ cản bước đi trong khi Nam Đàn đang xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Tại phiên thảo luận tổ, ông Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng cung cấp thêm một số thông tin về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm để làm rõ thêm ý kiến của các đại biểu. Chủ tịch UBND tỉnh thông tin, tình hình kinh tế xã hội khó khăn, đây là khó khăn chung của cả nước. Việc sản xuất nhất là sản xuất liên quan đến xuất khẩu giảm ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng chung của tỉnh. Tăng trưởng 6 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây và thấp hơn kịch bản tăng trưởng đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn thì Nghệ An còn có những điểm sáng.

Về các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai là do lịch sử để lại, tỉnh đang rà soát, xử lý từng bước. Riêng 14 dự án nhà máy nước đắp chiếu, sắp tới sẽ sử dụng 1 phần ngân sách hỗ trợ để đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả. Còn vấn đề GPMB ảnh hưởng đến môi trường tại huyện Nghi Lộc, nhất là chỗ mương thoát nước thì hiện đã có dự án, sớm cho thực hiện để giải quyết ngập úng…

Theo Dương Hóa

Nguồn https://cadn.com.vn/nghe-an-nhieu-du-an-cham-dap-chieu-lang-phi-nguon-luc-post280031.html